Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

BBT nhận được lá thư sau ký tên ông Lê Lương Bình, nguyên cán bộ ngoại giao gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan báo chí với tiêu đề "Chân dung Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng - Nguyễn Xuân Phúc". Xin trích nguyên văn đến quý bạn đọc:

Chân dung Phó thủ tướng "thứ nhất" Nguyễn Xuân Phúc
Sẽ có nhiều người ngạc nhiên khi đọc tiêu đề bài viết này, vì ông Nguyễn Xuân Phúc là đương kim Phó Thủ tướng, sao lại là Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng. Nhưng xin thưa mọi việc đều có nguyên do của nó và chính cụm từ 'Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng' phản ánh đầy đủ, sinh động nhất chân dung ông Nguyễn Xuân Phúc. 
Lật lại những tháng ngày ông Nguyễn Xuân Phúc rời Quảng Nam ra Hà Nội. Hành trang chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc chẳng có gì, ngoài yếu tố "miền Trung". Mặc dù được bổ nhiệm, cất nhắc khá sớm, nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc không có gì sáng tạo mang tính chất đột phá, thậm chí nhiều cán bộ đánh giá là thiếu tư duy và tầm nhìn chiến lược. Quảng Nam trước khi ông Phúc làm lãnh đạo nghèo và sau khi ông Phúc làm lãnh đạo vẫn nghèo như xưa, có chăng xuất hiện một vài "đại gia" mà tài sản có được chủ yếu nhờ vào sự bảo trợ của ông Nguyễn Xuân Phúc thông qua việc mua bán tài nguyên của tỉnh và tất nhiên một phần lợi nhuận đó nằm trong tay ông Bảy Phúc. Dù vậy, cũng phải công nhận ông Nguyễn Xuân Phúc là một bậc thầy trong sử dụng yếu tố "miền Trung" để thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của mình. Để được bổ nhiệm Phó Tổng thanh tra chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn rêu rao nói rằng, cần có nhân tố "miền Trung" trong các cơ quan quyền lực cao nhất của Chính phủ, miền Trung hi sinh mất mát, đau thương trong chiến tranh nhiều nhất, nên hòa bình cần quan tâm, ưu ái đến người miền Trung và nhân tố "miền Trung" chính là ông ta, ông ta là đại diện cho người miền Trung. 
Khi nắm chắc vị trí Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp tục nhìn ngắm chức vụ cao hơn, đó là Bộ Chính trị, là lãnh đạo Chính phủ. Nhưng việc sử dụng nhân tố "miền Trung" gặp khó khăn, vì xuất hiện 2 người đều là miền Trung, đó là Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an và Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Bề ngoài, Nguyễn Xuân Phúc ru ngủ Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh bằng chiêu bài, người miền Trung phải đoàn kết, thương yêu nhau, cùng dắt tay nhau thăng tiến trong các nấc thang chính trị, nhưng kỳ thực tất cả các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất đã được ông Bảy Phúc tung ra để hạ uy tín, phá Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh. Lê Thế Tiệm bỏ phiếu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư lần nào cũng trượt. Tất nhiên nguyên nhân chủ yếu do Lê Thế Tiệm yếu về tài, kém về đức, nhưng cũng có một phần do ông Bảy Phúc phá, mọi yếu kém của ông Sáu Tiệm bị ông Bảy Phúc bí mật phơi bài đến các ủy viên Trung ương. Nguyễn Bá Thanh có tài, quyết đoán, có thành tích lớn ở địa phương bỏ phiếu vẫn trượt. Khi đó, ông Nguyễn bá Thanh và nhiều người đã nghi oan cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng Thủ tướng "đánh" Bá Thanh. Nhưng kỳ thực không hoàn toàn như vậy, thủ phạm chính là ông Bảy Phúc. Nếu ông Thanh vào Bộ Chính trị, Ban bí thư thì nhân tố "miền Trung" sẽ là ông Bá Thanh, không còn là ông Bảy Phúc nữa, vì nếu đặt hai người lên bàn cân thì ông Bá Thanh hơn hẳn ông Bảy Phúc cả về tài lẫn đức. Ông Nguyễn Bá Thanh trượt, Nguyễn Xuân Phúc thắng lớn, vừa loại được đối thủ tiềm tàng, vừa đẩy được thủ tướng ra "đổ vỏ", kích động gây chia rẽ giữa Thủ tướng với ông Nguyễn Bá Thanh. 
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nhiệm kỳ đầu thì ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; làm nhiệm kỳ 2 thì ông Phúc là Ủy viên BCT, Phó thủ tướng Chính phủ. Như vậy, dù ít, hay nhiều thì sự thành đạt của ông Nguyễn Xuân Phúc có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là sự thật không thể chối cãi. Nhưng khi Bộ Chính trị, Trung ương mới chuẩn bị bàn về việc xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trở cờ, cho rằng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng khó có cơ hội trụ vững và đây là thời cơ để ông Phúc có thể nắm giữ chức vụ Thủ tướng. Do vậy, thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc liên tục đi các địa phương, nói là kiểm tra công tác, nhưng kỳ thực là vận động hạ bệ đ/c Nguyễn Tấn Dũng và ủng hộ ông Phúc lên làm Thủ tướng. Có ngày, ông Phúc đi hai, ba tỉnh, chạy đua với thời gian để tìm lực lượng ủng hộ. Đi đến đâu, ông Phúc cũng muốn mọi người giới thiệu là "Phó thủ tướng thứ nhất"; một số bộ, ngành, địa phương chỉ giới thiệu là "phó thủ tướng" thì giận dỗi, khó chịu. Có lẽ trong nhiệm kỳ này quy định không có "phó thủ tướng thường trực" nên ông Phúc đã linh hoạt thành "phó thủ tướng thứ nhất" để khẳng định sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đến ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa giữa nhiệm kỳ, thì người thay thế đương nhiên là ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nhưng không ngã ngựa mà còn ngày càng mạnh lên, vì vậy ông Nguyễn Xuân Phúc cũng ít đề cập đến danh xưng "Phó Thủ tướng thứ nhất" nữa mà tập trung cho việc đi các địa phương vận động lực lượng cho đại hội tới để có thể đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Chính phủ núp dưới hình thức đi kiểm tra mà nội dung giữa các tỉnh hoàn toàn giống nhau./. 
Nơi nhận
- Các đ/c lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Các cơ quan báo chí

Nguyên văn bản scan lá thư:

(Trang 1)

(Trang 2)


Lê Lương Bình

Cán bộ Bộ Ngoại giao nghỉ hưu

Nguồn: Internet

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Tôi vẫn còn trong tay bài viết về Nguyễn Bá Thanh và vụ thanh tra Đà Nẵng. Phải nói rằng bài viết khá chính xác. Tôi muốn nói quan điểm của mình về vụ này (sau đây xin gọi là “Vụ Đà Nẵng”).

Ở đây có 2 vế cần đặt ra:

Thứ nhất: là việc giảm 10% tiền thuê đất cho những cá nhân và đơn vị nộp tiền thuê đất một lần. Sai hay đúng?

Năm 2000 tại nghị định 38/2000 NĐ-CP Chính phủ cho phép giảm 20% nếu nộp một lần tiền thuê đất. Qui định này là hợp lý. Thử nêu 1 ví dụ như sau: Công ty A – có diện tích đất phải nộp tiền thuê đất trong 50 năm là 50 tỉ. Nếu nộp hàng năm thì mỗi năm chỉ thu 1 tỉ và phãi 50 năm mới thu hết. Nếu thu 1 lần được 50 tỉ, lãi suất chỉ cần 8%/năm (hiện tại là 14,5%) thì 50 năm sẽ là 400% nghĩa là sau 50 năm số tiền này sinh lãi bằng 200 tỉ. Điều đó chứng minh nghị định của Chính phủ là cách huy động tài chính tốt, nên làm. Không hiểu vì sao năm 2004 lại huỷ bỏ. Tuy nhiên Chính phủ vẫn cho Đà Nẵng hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư (Quyết định 13/2006 QĐ-TTg). Do đó việc Đà Nẵng quyết định giảm tiền thuê đất 10% nếu nộp một lần là vận dụng từ nhưng lẽ nói trên.

Tuy nhiên nếu cứ coi như Đà Nẵng sai về việc thực hiện việc giảm tiền thuê đất, thì cái sai này dẫn đến hậu quả gì? Đà Nẵng giảm 10% trong tình hình khó khăn nhưng đã thu được gần 30.000 tỉ. Nếu tính từ 2006 đến nay là 6 năm và theo lãi suất tiền gửi thì 30 nghìn tỉ đã sinh ra thêm 1.800 tỉ. So với con số mà thanh tra nói thất thu gần 3.000 tỉ thì rõ ràng là có lợi lớn lớn hơn là nhờ có khoản thu đó mà hạ tầng được xây dựng, Thành phố khang trang và kinh tế phát triển. Phải chăng đây là “xé rào” theo kiểu nói của của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoặc có thể coi là cách đột phá rất thông minh. Tôi nghĩ rằng nếu minh bạch thì chuyển 10% giảm này thành hỗ trợ lãi suất thì không còn chuyện sai và nếu nói sai mà lợi có cho dân, cho nước thì nên khuyến khích giống như khoản 10 của ông Kim Ngọc ngày xưa.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Điều thứ hai: thanh tra dùng vào giá đất nào để kết luận Đà Nẵng gây thất thoát?

Theo qui định của Thủ tướng chỉ có giá đất của Chính phủ là giá sàn (do Bộ tài chính tham mưu) và giá đất do Chủ tịch UBND Thành phố qui định lá giá áp dụng cho các dự án ở địa phương. Theo tôi biết không còn giá nào khác. Chủ tịch UBND Thà nh phố Đà Nẵng có quyền quyết định giá đất và giá đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá đất do hội đồng thẩm định giá đất tham mưu đề xuất. Nên hiểu rằng hội đồng chỉ có quyền thẩm định đề xuất chứ hội đồng không có quyền ban hành giá đất.

Vậy thanh tra chính phủ lại lấy ý kiến của hội đồng thẩm định đề xuất để làm giá và kết luận là có thất thu là đúng hay sai. Như vậy là thanh tra dựa vào cái chưa có để đối chiếu với giá được qui định cũng có nghĩa là công nhận cái hư vô để phủ nhận cái chính thống, là biến cái chưa thành “luật” để đưa vào “luật” phải không ?

Về giá đất phải thấy rõ rằng với đất được xây 100% diện tích và chỉ vài trăm mét vuông ở đường phố sẽ cao hơn nhiều so với những dự án mà mật độ xây dựng chỉ 50% thậm chí 20-30%. Do đó việc thanh tra lấy giá cao của những lô đất ở mặt tiền phố và chỉ vài trăm mét vuông để so sánh với giá đất dự án có cảnh quan môi trường là một cách áp dụng máy móc, phi kinh tế và không thể chấp nhận được. Chỉ xin nêu 2 điều trên mới thấy kết luận thanh tra là quá khiêng cưỡng và cần xem xét lại.

Cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
* * *

Tôi là một cán bộ của Đà Nẵng đã 60 năm theo Đảng, tôi hiểu rõ Đà Nẵng. Từ khi anh Nguyễn Bá Thanh lên làm Chủ tịch rồi Bí thư đã có nhiều đột phá và đưa từ một thành phố nghèo trở thành một thành phố là điểm sáng. Tôi nhớ rằng Bộ chính trị đã đánh giá Đà Nẵng có cách làm mới, sáng tạo. Vậy thì phải xem xét Đà Nẵng theo tinh thần đó.

Tôi nhất trí ý kiến của các đ/c lão thành rằng đây là âm mưu nhằm giữ ghế vị thế số một (UV Bộ chính trị là người miền Trung) của Nguyễn Xuân Phúc. Trung ương, Bộ chính trị đừng mắc mưu này và cần nhìn đúng bản chất, đúng sự thật. Đừng để vụ này tạo cớ cho chuyện mất đoàn kết nội bộ./.

Lê Hoành Sơn
(Đà Nẵng)

Nguồn: Internet

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Đó là biệt tài của Nguyễn Xuân Phúc. Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 có hơn 65 đoàn đại biểu thì Nguyễn Xuân Phúc với chức danh Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mời cơm gần 60 đoàn. Anh gặp riêng các trưởng đoàn, các Uỷ viên TW để vận động trước nhất gom phiếu cho mình và gạt Nguyễn Bá Thanh (Bí thư Đà Nẵng), gạt Vũ Ngọc Hoàng (Nguyên Bí thư Quảng Nam- Phó ban Tuyên giáo) để 2 vị này không lọt vào Bộ chính trị- bởi vì miền Trung khó lòng có 2 Uỷ viên Bộ chính trị, anh tung đủ chiêu nào là Nguyễn Bá Thanh độc đoán chuyên quyền, nào là Vũ Ngọc Hoàng yếu đuối, bệnh tật…và đúng như tính toán, Nguyễn Xuân Phúc đã vào Bộ chính trị. Người Quảng Nam Đà Nẵng nói rằng “nước chảy ngược” là như thế.
Nguyễn Xuân Phúc chỉ là anh quan hàng tỉnh lẻ tài năng thấp kém mà làm sao ngoi lên đến Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng ?
Mặt khác Nguyễn Xuân Phúc ngầm kết nối với Nguyễn Văn Chi (dân Đà Nẵng) Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra để cung cấp thông tin về vụ Vinashin. Khi đó Chi hứa sẽ đưa Phúc vào Bộ chính trị. Đương nhiên Phúc lọt vào mắt xanh Trương Tấn Sang vì Trương Tấn Sang đang dùng Vinashin để đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Xuân Phúc là như vậy, thượng đội hạ đạp, phản thầy bất kỳ lúc nào, miễn là gió đổi chiều là theo chiều gió để được cho mình.

Nguyễn Xuân Phúc cặp kè với 1 nữ giám đốc Công ty tư vấn xinh đẹp ở Bà Rịa-Vũng Tàu, 2 người hết khách sạn này đến khách sạn khác kể cả ở Phú Quốc và TP. Hồ Chí Minh, Phúc luôn mạnh tay can thiệp cho mỹ nữ trúng dự án.
Anh em chú bác họ Nguyễn Xuân Phúc & "Thủ tướng tâm thần" Nguyễn Xuân Châu hứa hẹn gì với nhau lúc còn ở "quê hương" Quảng Nam?!
Nguyễn Xuân Phúc còn có đệ tử là Hồ Minh Hoàng giám đốc Công ty Hải Thạch ở xứ Tuy Hoà Phú Yên. Hồ Minh Hoàng là anh của Hồ Minh Hậu, anh em Hoàng Hậu đoạt của mấy ngân hàng trên 400 tỉ rồi cho Hậu chuồng đi trốn ở nước ngoài nhận lệnh truy nã đặc biệt, Hoàng ở lại phủi tay, Công ty Hoàng như cái lỗ mũi, tiền không có trả lương nhân viên nhưng được Nguyễn Xuân Phúc đỡ đầu trao cho dự án hầm đèo Cả cả tỉ USD, và cho y làm Tổng giám đốc, Công ty cổ phần nhưng được Phúc can thiệp nên ôtô được đăng ký xe bản xanh 80B để vào Nam ra Bắc. Về việc ăn bẩn của Nguyễn Xuân Phúc thì hết đường nói. Công ty nào cũng hứa, được thì đớp, mà không được thì lặn, đó là sách của Nguyễn Xuân Phúc.


Đến lượt ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp vào trận? (Nguồn: Facebook Cô gái Đồ long - Lynk Unliked)

Năng lực Nguyễn Xuân Phúc đúng là anh quan tỉnh lẻ ,ra trước quốc hội trả lời chất vấn à à, ê ê loanh quanh không có ý nào có cở Phó Thủ tướng vậy mà cũng được Trương Tấn Sang khen là lưu loát, được cả Chủ tịch Quốc hội khen là đầy đủ (?). Phúc đã từng phản Thủ tướng và sẽ sẵn sàng làm phản như thế.

Một con người đầy cơ hội và gian manh,phản chủ như vậy có nên dùng không?

Trần Lê

Nguồn: Internet
Từ cuối năm 2011, Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra ở Đà Nẵng  về vụ đất đai và công bố kết quả trên công luận đúng lúc Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh lại kinh nhận chức Trưởng ban nội chính. Sự thể như thế nào? nguyên nhân từ đâu? có phải anh Ba Thủ tướng đánh không? vân vân và vân vân. Tác giả phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, gặp cả những vị đương chức của các bên, gặp các lão thành cán bộ, nhân dân Đà Nẵng để tìm hiểu về cơ nguyên của sự thật về vụ này.

"Thủ tướng mộng tưởng" Nguyễn Xuân Phúc và "Thủ tướng tâm thần" Nguyễn Xuân Châu bàn định kế sách tại quê nhà
1. Bắt nguồn mọi sự từ Nguyễn Xuân Phúc

Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về vụ chạy vào Bộ chính trị (BCT) mà người Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Vào được Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Phúc yên tâm là độc tôn miền Trung trong BCT và chắc chắn sẽ lọt vào tứ trụ (hoặc Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước hoặc…) khi BCT bỏ phiếu kỷ luật Thủ tướng, Phúc cầm chắc Thủ tướng sẽ bị hạ bệ như anh Tư Sang đã nói với Phúc. Sau hội nghị BCT Phúc đã cùng các đệ tử ruột mở tiệc ăn mừng, vì ít ra Phúc cũng quyền Thủ tướng. Trong Chính phủ sau Thủ tướng là Phúc và trong BCT Phúc duy nhất là người miền Trung. Bổng dưng BCT có chuyện lập lại Ban nội chính và chuyện này lộ ra Nguyễn Bá Thanh sẽ ra Trung ương để làm Trưởng ban. Một vấn đề mới đặt ra với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Bá Thanh sẽ vào Bộ chính trị. Thế là mất thế độc tôn, vì nếu đưa lên cân về tài năng, về đức độ, về uy tín thì Nguyễn Bá Thanh hơn Nguyễn Xuân Phúc là chắc chắn. Phải làm sao và làm sao? 

Nguyễn Xuân Phúc hỏi các quân sư và được chỉ rằng: Ai dám làm, làm nhiều, thành công nhiều sẽ có cái sai. Một trong những thành công của Đà Nẵng là biết đột phá, tạo quĩ đất và biến đất thành tiền, thành công trình đưa Đà Nẵng đi lên. Chắc chắn đã đột phá thì phải có sai, phải tạo cớ thanh tra. Sau một đêm mất ngủ Nguyễn Xuân Phúc bay về Đà Nẵng gặp Võ Duy Khương người đồng hương đang là Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng. Ông Khương là Phó chủ tịch trực nhưng không được cất nhắc lên Chủ tịch vì cha vợ có nợ máu bị cách mạng xử bắn (vậy mà đã lên đến Thường vụ, Phó chủ tịch?), Khương cho rằng mình bị Nguyễn Bá Thanh trù nên khi được Nguyễn Xuân Phúc khêu mào liền bắt tay, y thâu tóm tài liệu, vạch lá tìm sâu và nghĩ ra những cái sai của Đà Nẵng, Phúc và Khương thống nhất nội dung tố cáo và Nguyễn Xuân Phúc dẫn Khương ra văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng tiếp để nghe Khương tố cáo. Đánh hơi thấy việc không bình thường nên Nguyễn Tấn Dũng không tiếp và không nghe. Nguyễn Xuân Phúc bày Võ Duy Khương rũ thêm một số tay chân nữa làm đơn tố cáo… Từ nội dung đơn tố cáo này Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Thủ tướng và ra tay chỉ đạo Tổng thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.
Vụ Đà Nẵng được Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo truyền hình, báo chí tuyên truyền, kích động
2. Nguyễn Xuân Phúc khai thác mâu thuẫn giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang để đưa vụ Đà Nẵng thành lớn chuyện.

Trương Tấn Sang hỏi Phúc: Tôi muốn đi một tỉnh miền Trung để thực hiện chương trình chính trị tại cơ sở?

Nguyễn Xuân Phúc liền đề xuất Đà Nẵng “vì ở đó sôi động”.

Trương Tấn Sang cũng đang muốn đi Đà Nẵng bởi vì Trương Tấn Sang biết Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời mời của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng sẽ vô dự lễ khánh thành bệnh viện ung thư xây trên 1.000 tỉ đồng bằng sự đóng góp của các nhà hảo tâm (Chính phủ cho 200 tỉ huy động được 1.000 tỉ) là bệnh viện lớn nhất, đẹp nhất nước hiện nay. Trương Tấn Sang mỉm cười, một thâm ý thoáng đến. “Được, ta sẽ đi trước, sẽ tách Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Nguyễn Tấn Dũng và sẽ dùng Nguyễn Bá Thanh”. Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang là cặp bài trùng để tiền hô hậu ứng đánh Nguyễn Tấn Dũng. Người ta nói: “Nguyễn Xuân Phúc phản Phúc là như vậy đấy”. Phúc tâm đắc, vun xới các thâm ý của Trương Tấn Sang và gợi ý để Trương Tấn Sang thân mật với Nguyễn Bá Thanh và dù chưa khánh thành dứt khoát phải đi thăm Bệnh viên ưng thư. Sang đã làm như vậy, dù chưa kéo được Nguyễn Bá Thanh về mình như ý muốn nhưng Trương Tấn Sang đã tạo cho Nguyễn Tấn Dũng mắc vào quỉ kế của mình. Nguyễn Xuân Phúc lại kích Nguyễn Tấn Dũng, “ông Tư đi thăm Bệnh viện ung thư Đà Nẵng rồi, anh đừng dự khánh thành, mất uy”. Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định không đi Đà Nẵng và sụp vào cái quỉ kế của Tư Sang.

Nguyễn Tấn Dũng tự ái bán tín bán nghi về Nguyễn Bá Thanh (?), Nguyễn Xuân Phúc không bỏ lỡ cơ hội bơm thêm vào và khi thấy Thủ tướng đã ngấm, Nguyễn Xuân Phúc liền gọi Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra lên yêu cầu phải xin Thủ tướng giải mật kết luận để công bố. Đương nhiên Thủ tướng đồng ý giải mật. Nguyễn Xuân Phúc cho đệ tử là Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Quang Thắng chuẩn bị sẵn văn bản ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho công bố công khai để trình Thủ tướng xem. Với sự đồng ý này, Nguyễn Xuân Phúc đã có bùa để tạo ắc-xi đăng cho Đà Nẵng. Nhìn lại mới thấy Nguyễn Xuân Phúc “có tài” kích động, chia rẽ và tạo sự kiện. Đặc biệt đã biết khai thác và kích thích tối đa sự bất hoà giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước cho con đường thăng tiến của mình.

3. Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh biến hoá trong việc công bố kết luận thanh tra.
Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, kết luận thanh tra phải đóng dấu mật, khi nào Thủ tướng cho công bố mới được công khai và nội dung công khai với công luận sẽ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ thông tin truyền thông thống nhất.

Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh không làm như qui định, họ cố tình làm sai. Cùng lúc họ đưa toàn văn kết luận thanh tra lên cổng thông tin điện tử thì cũng là lúc họ cử cán bộ cấp phó và cấp Vụ đến Ban Tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông thông báo về quyết định đưa lên công luận. Hai cơ quan này không được có ý kiến về nội dung và lúc đó là những phút cuối của ngày làm việc.

Công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký về một việc rất bình thường để công bố một kết luận thanh tra đã làm từ 2011, nếu nói đúng hơn nó là hàng nằm cũng được. Nhưng vì Tổng bí thư và Bộ chính trị đã bỏ phiếu 13/14 bầu Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính (Chính Nguyễn Xuân phúc đã khoe với các đệ tử của mình là ông ta đã gạch tên Nguyễn Bá Thanh. Cần nói thêm rằng: để kéo được Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ đưa Tranh lên Trưởng ban nội chính và Nguyễn Xuân Phúc đã làm nhưng kết quả chỉ có 1 phiếu của Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc BCT bầu Trưởng ban nội chính. Nguyễn Phong Tranh kết với Nguyễn Xuân Phúc là từ cái ý này). Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải làm nhanh để tạo dư luận, hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh và Tổng bí thư đã có quyết định thăng tiến cho Nguyễn Bá Thanh cho nên công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký phải vào chiều ngày 13/01 là ngày chủ nhật. Phúc bắt văn phòng phải cho xe đến tận nhà đón nhân viên gửi đến đóng dấu vào số và phát hành hỏa tốc. Một sự biến hoá rất ngoạn mục và cũng rất tàn bạo. Vì sao phải hoả tốc? Bởi vì phải làm ngay nếu không Thủ tướng đổi ý (?). Bởi vì ngày 14/01 Nguyễn Xuân Phúc lên đường đi công cán Châu âu với Tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc cần có 1 bản trong tay cho chắc ăn.

Nguyễn Xuân Phúc được thầy Trương Tấn Sang phất cờ vì cú đòn này sẽ ly gián Nguyễn Bá Thanh với Thủ tướng và thâm hơn, xa hơn nếu Nguyễn Bá Thanh không được vào Bộ chính trị ở hội nghị TW VII thì dư luận và cả Ban chấp hành sẽ đổ tội cho Thủ tướng. Uy tín Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuống và Trương Tấn Sang sẽ có cơ hội sử dụng Ban nội chính đánh chính phủ.
Một thâm ý nữa là chơi ngay khi Tổng bí thư người quyết định Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính và đúng khi Tổng bí thư vừa cất cánh đi ra nước ngoài thì công bố kết luận thanh tra cũng là một cách ly gián chia rẽ giữa Tổng bí thư với Thủ tướng và “biết đâu, ơn trời”, Nguyễn Xuân Phúc nghĩ “Quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng”.

Như vậy mọi thứ Nguyễn Xuân Phúc sẽ hưởng và mộng làm Thủ tướng, mộng độc tôn sẽ về lại với Nguyễn Xuân Phúc.
Toàn bộ nội dung thanh tra được công bố và được gửi tới Bộ chính trị. Tổng thanh tra còn nói: “Đà Nẵng không được có ý kiến”(?). Một điều không bình thường vì  trước đó thanh tra có kết luận  thanh tra 6 Quận của Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thất thu 2.800 tỉ. Thanh tra ở Thành phố Hà Nội thất thu là 9.500 tỉ, nhưng cũng chỉ công bố rất ngắn và không đưa lên VTV1. Rõ ràng là một việc làm cố đấm ăn xôi sai qui định mất tính người của Nguyễn Xuân Phúc nhằm ngăn chặn bước tiến Nguyễn Bá Thanh,  tạo thế độc tôn cho mình. Liệu rằng còn ai sẽ mắc mưu Nguyễn Xuân phúc nữa không? Nguyễn Xuân Phúc còn khai thác gì nữa từ vụ thanh tra đất đai ở Đà Nẵng? Xin mọi người hãy cảnh giác.
Người viết bài này mong sự thật sẽ là sự thật và đừng ai mắc mưu Nguyễn Xuân Phúc nữa.

© Phạm Viết Đào

Nguồn: Internet